Talkshow Đưa nông sản, thực phẩm Việt Nam ra thị trường Quốc tế

Chương trình dành cho các doanh nghiệp đang mong muốn ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất và kinh doanh nhằm bắt kịp xu hướng ở thời đại mới.

Với sự trù phú của thiên nhiên, nước ta sở hữu vô vàn những nông sản nức tiếng gần xa. Những sự tụt hậu về những công nghệ sản xuất, bảo quản, phân phối cũng như nông sản, thực phẩm Việt cũng như chưa nắm bắt nhu cầu của thời đại dẫn đến nền nông sản thực phẩm Việt còn bị hạn chế chưa tạo được tiếng vang trên thị trường quốc tế

Buổi talkshow với sự góp mặt của anh Anh Nguyễn Trung Dũng (Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Dh Foods) Anh Nguyễn Văn Thứ (Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám Đốc GC Food)và được điều phối của anh Lê Nguyễn Hồng Phương (Chủ tịch BIT GROUP). Buổi Talkshow đã thu hút hơn 1.200 khán giả đang là chủ doanh nghiệp SMEs, người làm kinh doanh quan tâm với các giải pháp   “ĐƯA NÔNG SẢN, THỰC PHẨM VIỆT NAM RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ”

Anh Nguyễn Trung Dũng (Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Dh Foods) và Anh Nguyễn Văn Thứ (Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám Đốc GC Food)  lãnh đạo những doanh nghiệp đi đầu trong việc sản xuất cũng như mang nông sản, thực phẩm Việt vươn tầm thế giới chia sẻ về hoạt động chuyển đổi số ở doanh nghiệp của mình tương tự như các tập đoàn, công ty khác, công Ty Cổ Phần Dh Foods và công ty GC Food không ngừng thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm, lấy trải nghiệm khách hàng làm thước đo phát triển, ứng dụng công nghệ để đưa nông sản, thực phẩm việt đi khắp địa cầu.. Chuyển đổi số ở 2 đơn vị đều bắt đầu từ việc thay đổi tư duy lãnh đạo, xây dựng văn hóa doanh nghiệp 

Anh Lê Nguyễn Hồng Phương – đặt câu hỏi :   Cơ hội nào cho gia vị và thực phẩm Việt trong thị trường nội địa và thế giới  

Anh Nguyễn Trung Dũng : Sự trải dài của đất nước và địa hình phong phú, nước ta sở hữu những loại nông sản thực phẩm của nhiệt đới khí hậu . Sự đa dạng về gia vị cũng như thực phẩm tạo nên cơ hội cả trong và ngoài nước. Đặc biệt có những đặc sản vùng miền chưa được phổ biến rộng rãi, tạo điều kiện cho việc sản xuất và xuất khẩu. Những sản phẩm phở, mì, miến của việt Nam đang rất được yêu thích trên thị trường thế giới. Một phần của sự thành công đó là nhờ sự phong phú của gia vị, sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt và rau, người ta nghĩ rằng gia vị sẽ rất khó bán ở những nước có khẩu vị đặc trung như Châu Âu, tuy  nhiên DH Foods vẫn khai thác được thị trường muối tôm ở Hà Lan  

Anh Lê Nguyễn Hồng Phương : Làm sao tạo nên sự bền vững cho thương hiệu của doanh nghiệp Việt:

Anh Nguyễn Văn Thứ: Ngay từ đầu phải đầu tư một cách chỉnh chu và minh bạch, liên tục cải tiến sản phẩm. Đầu tư cho sản phẩm cũng như đầu tư cho cả chất lượng dịch vụ đảm bảo uy tín với khách hàng, sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những sản phẩm gặp những sự cố. Đồng thời tập trung vào  việc đảm bảo chất lượng từ nguyên liệu đến quy trình sản xuất, chủ động nguồn hàng,  chú trọng vào chất lượng bên trong hơn là những giá trị bên ngoài. 

Anh Lê Nguyễn Hồng Phương – đặt câu hỏi: Hành vi tiêu dùng đang thay đổi như thế nào? Xu hướng háng hàng sẽ đi về đâu? 

Anh Nguyễn Văn Thứ : Trước đây người tiêu dùng mua hàng tính trên kg nhưng hiện nay họ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ. Người tiêu dùng muốn biết sự “sạch, an toàn” của thực phẩm bắt đầu từ khi gieo trồng đến khi đến tay người tiêu dùng. Thông qua công nghệ việc tìm hiểu về nguồn gốc hàng hoá càng trở nên đơn giản. Người tiêu dùng ngày càng thông minh và lựa chọn những thực phẩm sạch, an toàn hơn.

Anh Lê Nguyễn Hồng Phương: Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong sản xuất cũng như kinh doanh trong ngành nông sản, thực phẩm hiện nay. 

Anh Nguyễn Văn Thứ : Người tiêu dùng hiện nay đang tiêu dùng trên nền tảng online. Đó là một cơ hội cho các doanh nghiệp, chuyển đổi số cũng đã là con đường tất yếu hiện nay mà doanh nghiệp bắt buộc phải đi, đặc biệt trong ngành gia vị, thực phẩm, nông sản. Ngày nay cách phân phối, tiêu thụ nông sản, gia vị đã thay đổi rất nhiều, những người trẻ năng động hơn, ứng dụng online để bán hàng đặc biệt là sau thời gian đợt dịch lần thứ 4. Công nghệ cũng được áp dụng vào quy trình sản xuất, quản lý nhân lực và máy móc. Nếu như bỏ qua số hóa và chuyển đổi số, đó chính là một dự báo cho một tương lai không tốt đẹp của doanh nghiệp, những vấn đề mà doanh nghiệp phải khắc phục nếu không muốn trở nên lạc hậu trong cuộc chiến này. 

Anh Lê Nguyễn Hồng Phương – đặt câu hỏi:  cách thức mà GC FOOD và DH FOOD thực hiện chuyển đổi số vào doanh nghiệp 

Anh Nguyễn Trung Dũng :  Đầu tiên hãy tìm hiểu về chuyển đổi số rồi mới và truyền thông điệp đến những nhân viên trong công ty. Gợi mở những thông tin đối với nhân viên. Không ngừng tìm hiểu thông tin, liên tục học hỏi từ những doanh nghiệp đi trước, người lãnh đạo phải đi trước, phải hiểu rõ vấn đề mình cần chuyển đổi số. Thực hiện chuyển đổi số là lấy con người làm trung tâm, chuyển đổi con người trước khi chuyển đổi công nghệ. 

Đến buổi tọa đàm trực tiếp, doanh nghiệp đã được lắng nghe những chia sẻ, những kiến thức vô cùng thú vị và bổ ích đến từ các khách mời cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề:  

✨ Xu hướng các công ty phân phối và sản xuất nông sản, thực phẩm hiện nay?

✨ Cơ hội đưa nông sản, thực phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế như thế nào?

✨ Tầm quan trọng của số hóa trong kinh doanh nông sản, thực phẩm hiện nay.

✨ Ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm. 

✨ Những khó khăn, bài học nào khi thực hiện chuyển đổi?

✨ Hành trình chinh phục chất lượng mang nông sản Việt vươn tầm quốc tế của Dh Foods và GC Food.

Buổi TALKSHOW “ĐƯA NÔNG SẢN, THỰC PHẨM VIỆT NAM RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ” đã mang đến những kiến thức cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp SMEs vươn tầm phát triển

Leave a Reply

Your email address will not be published.