GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ KIẾN TẠO VĂN HÓA
TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG NIỀM TIN?
Lời đáp nằm ở Hội thảo Quốc tế về Quản trị Kinh doanh với chủ đề:
Cuộc khủng hoảng Niềm tin là có thật! Theo khảo sát của Edelman Trust Barometer năm 2018 cho thấy rằng Niềm tin đã rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
Vậy giải pháp nào cho lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng Niềm tin và cạn kiệt lòng tin?
Trong kinh doanh, thị trường ngày nay đặt trọng tâm vào sự hợp tác thực chất, những mối quan hệ đối tác tương hỗ này đều dựa trên sự tin cậy. Sự hợp tác nào có nền tảng là Niềm tin đều đem đến hiệu quả vượt trội hơn so với dựa trên những điều khoản trong hợp đồng. Sự ràng buộc không thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, nhưng Niềm tin thì có!
Niềm tin được xây dựng từ bên trong. Bất kể là tạo dựng Niềm tin trong tổ chức hay trên thương trường – đều xuất phát từ sự tin cậy của chính bản thân mỗi người, trong các mối quan hệ của chúng ta, rồi lan tỏa trong tổ chức, lan tỏa trên thương trường và xã hội.
Dữ liệu khảo sát cho thấy rất rõ ràng rằng: Các tổ chức có Văn hóa đáng tin (High-Trust Culture) có kết quả vượt trội so với các tổ chức có chỉ số “đáng tin” thấp. Lợi nhuận của các tổ chức có văn hóa đáng tin cao gần gấp 3 lần lợi nhuận của các tổ chức có Niềm tin thấp. Vì vậy, có thể khẳng định rằng Niềm tin là một năng lực trọng yếu của mọi doanh nghiệp.
Niềm tin là điều ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ bạn đang làm. Chúng giúp hiệu suất tăng lên theo cấp số nhân, giúp quỹ đạo hoạt động của bạn từ chiến lược đến thực thi đều hiệu quả.
Nhưng thật không may, chúng ta hiện đang sống trong một xã hội mà Niềm tin đang bị tổn thương nghiêm trọng. Sự mất Niềm tin khiến chúng ta nhìn thấy xung quanh chỉ là các vụ bê bối và vòng luẩn quẩn của sự nghi ngờ.
Các nhà lãnh đạo cần hiểu được những lợi ích kinh tế của khoản “cổ tức Niềm tin”, đặc biệt khi Niềm tin xuất phát từ bên trong, chứ không phải là bề ngoài giả tạo hay một chiêu truyền thông mờ ám nào đó để điều khiển Niềm tin. Các nhà lãnh đạo có vai trò dẫn dắt trong việc tạo dựng Niềm tin và người lãnh đạo sẽ là người đi trước – dẫn dắt đội ngũ, luôn là như vậy, đó là những gì người lãnh đạo cần làm.
“TỐC ĐỘ CỦA NIỀM TIN / THE SPEED OF TRUST” chính là giải pháp tối ưu dành cho lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng Niềm tin. Đây là phương pháp kiến tạo Văn hóa đáng tin (High-Trust Culture) và xây dựng Thương hiệu uy tín (Trusted Brands) thuyết phục bậc nhất hiện nay. Phương pháp này sẽ giúp các nhà lãnh đạo biết cách vận hành của Niềm tin, cách đo lường, thiết lập, phát triển, mở rộng và duy trì chúng – để triển khai một chiến lược kinh doanh thành công.
Sắp tới đây, vào ngày 20/6/2018 tại TP.HCM, “Cha đẻ” của phương pháp “Tốc độ của Niềm Tin / The Speed of Trust” – STEPHEN M. R. COVEY – tác giả quyển sách quản trị kinh điển “The Speed of Trust – The One Thing That Changes Everything” sẽ lần đầu tiên đến Việt Nam để chia sẻ và trình bày về phương pháp đặc biệt này tại Hội thảo Quốc tế về Quản trị Kinh doanh với Chủ đề “THE SPEED OF TRUST – From High-Trust Culture to Trusted Brand / Từ Văn hóa Đáng tin đến Thương hiệu Uy tín”. Tính khoa học và thực tiễn của phương pháp “Tốc độ của Niềm tin” được trình bày trong Hội thảo này sẽ là giải pháp tối ưu cho lãnh đạo thành công, nhất là trong bối cảnh cạn kiệt Niềm tin nghiêm trọng. Hiện giải pháp này đang được áp dụng rộng rãi tại hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới.
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ HỘI THẢO:
- Thời gian: 8:30 – 12:00, Sáng thứ 4, 20/06/2018
- Địa điểm: KS InterContinental Saigon, Quận 1
- Đơn vị đồng tổ chức: Trường PACE và FranklinCovey
- Ngôn ngữ: Có phiên dịch trực tiếp qua tai nghe cá nhân
- Phí tham dự: 250 USD/người (chưa VAT)
Để biết thêm thông tin chi tiết & Đăng ký tham dự,
Quý vị vui lòng truy cập: CHUYÊN TRANG HỘI THẢO