Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định RCEP

Brunette chooses food. Lady is holding a shopping cart.Girl in a white shirt in the supermarket.

Ngày 18/02/2022, Bộ Công thương ban hành Thông tư 05/2022/TT-BCT (“Thông tư 05/2022”) về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong đó có quy định về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định RCEP.

Theo đó, Điều 19 của Thông tư 05/2022 quy định cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định RCEP như sau:

  • Hàng hóa có xuất xứ của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEP khi có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được cấp theo quy định của Thông tư 05/2022.
  • Hàng hóa có xuất xứ của các nước thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan khi nộp một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sau:
  • C/O được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O, nhà xuất khẩu đủ điều kiện của nước thành viên trung gian có thể phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng theo quy định của Thông tư 05/2022.
  • Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nhà xuất khẩu đủ điều kiện phát hành theo quy định sau:
  • Được phát hành dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác bao gồm dạng điện tử.
  • Bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư 05/2022.
  • Có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày phát hành.
  • Sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, có chữ ký và tên của người tự chứng nhận và thời điểm phát hành.

Lưu ý, vào ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực, hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển đến hoặc chưa được nhập khẩu vào nước thành viên nhập khẩu đáp ứng quy định tại Thông tư 05/2022 sẽ được xem xét hưởng ưu đãi thuế quan. Nhà nhập khẩu khai và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 180 ngày kẻ từ ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực.

Ngoài ra, Thông tư số 05/2022 còn quy định các nội dung về Quy tắc xuất xứ hàng hóa bao gồm các trường hợp xác định hàng hóa được coi là có xuất xứ, cộng gộp, De Minimis, công đoạn gia công chế biến đơn giản, vận chuyển trực tiếp, … Nội dung của các điều khoản này nhìn chung không có sự khác biệt so với Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và một số Hiệp định ASEAN+1 mà Việt Nam là thành viên.

Thông tư 05/2022/TT-BCT sẽ có hiệu lực kể từ ngày 04/4/2022.

Nguồn: GV Lawyers

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *